QUẢNG BÁ DI SẢN MỘC BẢN TRIỀU NGUYỄN

Tài liệu Mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu đầu tiên của nước ta được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO) công nhận là di sản tư liệu thế giới, và là báu vật quốc gia về lịch sử văn hóa.

Mộc bản triều Nguyễn bao gồm các khối tài liệu chính văn, chính sử do triều Nguyễn biên soạn rất phong phú và đa dạng với gần 150 bộ sách gồm gần 2000 quyển. Trong đó phải kể đến những bộ ván khắc rất có giá trị như: Hoàng Việt luật lệ (Bộ luật Gia Long); Đại Nam thư lục (Bộ sử được biên soạn từ năm Minh Mạng thứ 2-1821); Đại Việt sử ký toàn thư (Ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng đến thời Lê Trung Hưng-1675). Ngoài ra chúng ta có thể tìm thấy trong kho tài liệu quý giá này những tấm Mộc bản khắc những tác phẩm bất hủ như Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn; bài thơ Nam quốc sơn hà; Hịch tướng sỹ của Trần Quốc Tuấn; Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, ...

Nhằm phát huy giá trị to lớn của Mộc bản, phòng thí nghiệm Tương tác Người máy - Trường Đại học Công nghệ - ĐHQG HN đã kết hợp với Trung tâm lưu trữ quốc gia IV - Cục Văn thư Lưu trữ đã thực hiện các nghiên cứu và phát triển các phương pháp, ứng dụng công nghệ tiên tiến để giúp quảng bá các giá trị của Mộc bản tới công chúng một cách dễ dàng qua nền tảng Internet.

Tìm hiểu di sản Mộc bản triều Nguyễn